Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Biến chứng có thể gặp sau khi nâng mũi


Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp phẫu thuật đơn giản, nhưng kết quả lại phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, độ khéo léo của bác sĩ  thẩm mỹ Hàn Quốc và việc chọn lựa chất liệu độn mũi hợp lý.

Tìm hiểu các di chứng sau khi nâng mũi

Nhiễm trùng
Khi nhiễm trùng, mũi sẽ bị đau nhức, đỏ, viêm, tiết mủ và có thể bị sốt khi phẫu thuật sau. Nhiều người có thói quen vốc nước vào mặt để rửa, khiến vết thương trong mũi bị thấm nước. Hoặc đưa tay vào mũi để ngoáy khi bị đau, ngứa… Bên cạnh đó không khí ô nhiễm cũng khiến vết thương nhiễm trùng.

Cong vẹo, lung lay

Đây là những rủi ro gặp thường xuyên nhất. Vì bác sĩ phẫu thuật không đặt đúng vị trí của mảnh ghép, khiến sống mũi bị lệch hoặc mảnh ghép không là một khối thống nhất vào xương. Những hình dáng chiếc mũi có cấu trúc xương gồ, không thẳng, có sự co kéo không bình thường của các tế bào mô khi bao bồi quanh sụn cũng khiến mũi dễ bị vẹo, lệch sau phẫu thuật. Đồng thời, những tác động như vệ sinh mặt quá mạnh, làm việc quá sức hay chạm trực tiếp vào mũi khiến cấu trúc mũi dễ bị biến dạng. Sau phẫu thuật mũi, chỉ nên vệ sinh mặt thật nhẹ nhàng, tránh làm những việc quá sức, tránh va chạm.

Thủng đầu mũi

Thủng đầu mũi xảy ra khi mảnh ghép đặt trong mũi quá dài, làm căng da đầu mũi, khiến mũi bị đâm thủng. Việc sử dụng chất liệu mảnh ghép, chất độn không đảm bảo chất lượng dễ gây nên biến chứng thủng đầu mũi. Với những đối tượng này, nếu người bệnh không đi phẫu thuật lấy miếng ghép ra ngay, rất dễ dẫn tới hoại tử đầu mũi.

Lộ sống và đỏ da đầu mũi
Nguyên nhân lộ sống là do đặt sụn quá cao so với mũi nguyên thủy hoặc do da mũi quá mỏng mà lại nâng sống quá cao. Hiện tượng đỏ da đầu mũi có thể vì chất liệu độn đặt quá sát với da, gây tăng mạch máu dưới da.


Để trách các di chứng này, bác sĩ sẽ phải gọt giũa vật liệu độn thật kỹ và cân nhắc việc nâng độ cao của mũi sao cho phù hợp với gương mặt và cấu trúc chiếc mũi ban đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét